Loài hoang dã Loại thải

Chuột túi

Hiện nay, Australia kêu gọi người dân ăn thịt bớt kangaroo, loài vật biểu tượng của nước này, để giải quyết tình trạng số lượng kangaroo tăng vượt tầm kiểm soát và để tránh lãng phí khi chúng bị tiêu hủy. Số lượng kangaroo đang tăng mạnh từ 27 triệu con năm 2010 lên 45 triệu con năm 2016, lượng mưa lớn ở Australia trong khoảng 10 năm qua khiến cây cối phát triển mạnh. Thức ăn dồi dào dẫn đến số lượng kangaroo tăng nhanh, nguyên nhân khác là con người khiến một số kẻ thù tự nhiên của kangaroo tuyệt chủng như chó sói túi

Số lượng kangaroo hiện nhiều gần gấp đôi dân số Australia, ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái của nước này, sự gia tăng nhanh chóng về số lượng loài vật này có thể đe dọa đa dạng sinh học[30]. Kangaroo có thể ăn sạch cây cối, khiến các loài chim và động vật khác không còn thức ăn và nơi cư trú. Chúng cũng ăn hết cỏ trên mặt đất, gây ra tình trạng xói mòn nghiêm trọng ở những khu vực đang nỗ lực bảo vệ đất khỏi sa mạc hóa. Chính quyền kêu gọi người dân tham gia giải quyết tình trạng này. Việc để số lượng kangaroo tăng nhanh mất kiểm soát như vậy còn kém nhân đạo hơn so với giết thịt, vì hàng triệu con có thể chết trong đợt hạn hán.

Khi chính phủ Úc công bố kế hoạch tiêu hủy một triệu con chuột túi, với mục đích bảo vệ đồng cỏ và những loài vật khác, tranh luận lại nổ ra. Những người phản đối cho rằng giảm số lượng chuột túi chưa chắc cải thiện được môi trường, không có bằng chứng thuyết phục cho thấy chuột túi gây tổn hại hệ sinh thái. chuột túi góp phần ngăn chặn cháy rừng và làm đất đai thêm màu mỡ, khoảng 1,6 triệu con chuột túi đã bị tiêu hủy năm 2016 - một con số tương đương với năm trước đó[31].

Diều hoa

Những con diều hoa từng bị tiêu hủy ở Việt Nam vì lý do dịch bệnh

Ở Việt Nam có vụ cơ quan chức năng tiêu hủy bốn cá thể chim cú và chim diều hoa quý hiếm nhưng không rõ nguồn gốc và mang bệnh khi bao dứa có chứa bốn con chim màu nâu, trong đó có hai con chim cú và hai con chim diều hoa với tổng trọng lượng 2,5 kg. chim cú và chim diều hoa là những giống chim quý, hiếm đã bị cấm khai thác và cần được bảo vệ vẫn phải tiêu hủy bốn cá thể chim trên dù đó là giống chim quý, hiếm và trong danh sách cần được bảo vệ, cấm khai thác. Chi cục Thú y đã có thông báo bốn cá thể chim này mang mầm bệnh nên không thể thả chúng về khu bảo tồn thuộc thôn Đồng Sơn, xã Kỳ Thượng, huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh để tránh lây dịch bệnh cho các loài khác. Cơ quan chức năng đã hoàn tất hồ sơ, cho khám dịch bệnh bốn cá thể chim và có yêu cầu tiêu hủy vì mang dịch bệnh[32].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Loại thải http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/hang-hoa/ga... http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/hang-hoa/gi... http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/1-250... http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/dong-... http://baodatviet.vn/anh-nong/ga-tau-dau-troc-vao-... http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/201303/Ga-da... http://baodatviet.vn/kinh-te/bao-ve-nguoi-tieu-dun... http://baophapluat.vn/xa-hoi/ga-thai-trung-quoc-lo... http://dantri.com.vn/suc-khoe/ga-khong-dau-gia-ga-... http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Doi-song/702952/can...